Lo âu là một phản ứng tự nhiên với trước những tình huống căng thẳng đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, có một số người không thể nào kiểm soát tốt trạng thái lo âu và họ thường phải chịu các triệu chứng cơ thể khó chịu kèm theo. Việc không kiểm soát này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc và sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người thường tìm đến bệnh viện. Bên cạnh tìm kiếm giải pháp từ tây y, bạn cũng có thể ứng phó với tình trạng này với các bài thuốc của đông y. Dưới đây là một số bài thuốc có thể chữa trị được căn bệnh này, theo dõi ngay nhé.
Dấu hiệu thường gặp của âu lo


Liên tục lo lắng, ám ảnh về mối quan tâm nhỏ hay lớn, bồn chồn, mệt mỏi, khó tập trung tâm trí, khó chịu, cơ bắp căng thẳng hoặc đau nhức bắp thịt, khó ngủ, ra mồ hôi, buồn nôn hoặc tiêu chảy, khó thở hoặc nhịp tim nhanh. Cảm thấy lo lắng ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Ví dụ, lo lắng căng thẳng về sự an toàn của những người thân yêu, hoặc có thể cảm thấy một cái gì đó tồi tệ sắp xảy ra. Theo y học cổ truyền lo lắng hại tỳ, buồn rầu hại phế, sợ hãi hại thận.
Một số bài thuốc trị lo âu theo y học cổ truyền
Bài thuốc “Quy tỳ thang” của Nghiêm Dụng Hòa
Bài thuốc này của danh y Nghiêm Dụng Hòa được in trong bộ sách “Tế sinh phương” có tác dụng bổ tâm và tỳ. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cho rằng: Bài “Quy tỳ thang” có đủ các vị thuốc bồi bổ để: Dương sinh, âm trưởng, tùy cơ biến hóa, trị được mọi chứng bệnh rất hiệu nghiệm”.
Thành phần bài thuốc: Bạch linh 8g, đương quy 4g; bạch truật, hoàng kỳ, nhân sâm, long nhãn mỗi vị 10g; hắc táo nhân 4g, viễn chí 4g, mộc hương 2g, cam thảo (chích mật ong) 2g, nhục quế 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần sáng, chiều. Trong bài có nhân sâm, bạch truật, chích thảo có tác dụng kiện tỳ ích khí, hạn chế được bồn chồn và mệt mỏi. Hoàng kỳ phối hợp với nhân sâm để làm mạnh thêm ích khí kiện tỳ. Qua đó giúp người bệnh ngon miệng. Hắc táo nhân, viễn chí, nhục quế để dưỡng tâm, an thần. Vì vậy, người bệnh có thể ngủ ngon, đỡ hồi hộp lo lắng. Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ.
Bài thuốc đông y từ lá cây bạc hà


Cây bạc hà được đánh giá là một trong những vị thuốc nam tốt nhất trong việc chữa rối loạn lo âu và giúp tinh thần được thư giãn. Trong cây bạc hà có chứa chất menthol. Đây là chất làm giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng, làm thần kinh dịu lại. Các bạn có thể sử dụng lá bạc hà để ăn như một loại rau sống trong bữa ă.n hoặc xay nhuyễn lá lấy nước cốt để sử dụng. Sử dụng lá bạc hà phải kiên trì trong thời gian dài mới thấy được tác dụng. Chắc chắn tình trạng lo âu của bạn sẽ được giảm bớt.
Bài thuốc “Tiêu giao tán”
Thành phần bài thuốc: Bạch linh 8g, bạch truật 8g, bạch thược 10g, cam thảo 4g, sài hồ 12g, đương quy 12g, bạc hà 3g, đại táo 3 quả, sinh khương 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều. Bài này dùng trong trường hợp hay căng thẳng gây bệnh nặng lên. Hoặc từng trải qua cú sốc cuộc đời làm cho bệnh dễ tái phát hoặc nặng hơn.
Trong bài có “Tam Bạch” là ba vị thuốc kiện tỳ ích khí. Nó làm tỳ mạnh lên giảm sự lo lắng suy nghĩ. Bạch thược liễm âm huyết vào can làm cho can huyết đầy đủ hồn về can mà không khiếp sợ mà đi vào giấc ngủ, không nghĩ đến các chuyện tồi tệ sắp xảy ra. Ngoài ra chúng ta nên thay đổi lối sống để thay đổi môi trường. Bạn cũng bên giảm các tác nhân bên ngoài khiến cho bệnh nhanh khỏi và không tái diễn.
Bài thuốc đông y từ nụ hoa tam thất
Cách sử dụng nụ hoa tam thất như sau: Lấy 5g nụ hoa tam thất, rửa sạch rồi để ráo nước. Cho nụ hoa vào ấm, chế thêm 100ml nước sôi. Lắc nhẹ rồi đổ lần nước đầu tiên đi. Tiếp tục cho 200ml nước sôi vào ấm. Để 10 phút cho nụ hoa ngấm vào nước. Rót ra chén để uống. Các bạn có thể pha nước nụ hoa tam thất như pha trà vậy. Thời gian sử dụng tốt nhất là 1 giờ trước khi đi ngủ và sử dụng đều đặn trong vòng 1 tháng.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Bài thuốc dân gian tại đây.