Bệnh thoái hóa xương khớp là căn bệnh xảy ra khá phổ biến ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân là do sự lão hóa do độ tuổi, những chất bôi trơn trong các khớp xương bị khô dần đi, không còn chất bôi trơn tạo sự dẻo dai đối với xương khớp. Thoái hóa xương khớp ở người lớn tuổi là căn bệnh hầu như ai cũng mắc phải chỉ khác nhau ở mức độ bệnh. Do đó, để hạn chế, giảm đến mức tối đa bệnh, chúng ta nên hiểu về nguyên nhân cũng như những triệu chứng của nó. Phát hiện sớm để điều trị đồng thời nên có phương pháp phòng bệnh sớm.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp do nhiều nguyên nhân gây nên; trong đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là yếu tố cơ giới. Yếu tố này thúc đẩy quá trình thoái hóa nhanh; thể hiện ở sự bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm. Trong thoái hóa thứ phát thì đây là yếu tố chủ yếu; bao gồm: các dị dạng bẩm sinh hay các biến dạng thứ phát; sự tăng trọng quá tải do nghề nghiệp hay do béo phì. Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự thoái hóa khớp là do sự lão hóa.
Bên cạnh đó; một số yếu tố khác góp phần gây nên thoái hóa là do di truyền (cơ địa già sớm); do nội tiết (loãng xương do nội tiết, do thuốc; tiểu đường, mãn kinh); do chuyển hóa (bệnh gút). Đa số các trường hợp mắc thoái hóa khớp đều không nhận ra được triệu chứng của bệnh do bệnh tiến triển chậm và khá âm thầm.


Các triệu chứng chính của bệnh
– Độ linh hoạt của khớp bị giảm đáng kể.
– Có gai xương ở giữa hoặc đầu các khớp ngón tay hoặc khớp bàn ngón tay cái.
– Sưng cứng ở khớp, cảm giác rõ nhất sau khi vận động.
– Khó chịu ở khớp, nhất là những khi trái gió trở trời hoặc lúc giao mùa.
– Bệnh nhân có cảm giác đau khớp trong hoặc sau khi vận động mạnh hoặc sau một thời gian không vận động.
Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Chế độ dinh dưỡng
Không mang vác vật nặng thường xuyên


Tư thế trong làm việc và sinh hoạt hàng ngày
Bổ sung vitamin D khi bị loãng xương
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp


Điều trị không dùng thuốc: Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tại hệ thống xương khớp; tránh tăng áp lực cho sụn khớp và đĩa đệm, tránh mang vác vật nặng, tránh thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, làm việc, tập luyện, vận động vừa sức, tăng cường các kiến thức về sức khỏe xương khớp.
Giảm cân: Việc béo phì, thừa cân là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển không nhỏ của chứng thoái hóa khớp ở người già, tăng sức nặng lên các khớp… Do đó việc giảm cân được khuyến khích để giảm sức nặng khối lượng lên khớp gối, làm chậm quá trình thoái hóa và đau đớn ở người bệnh.
Vật lý trị liệu: Phương pháp này được bác sĩ dùng chữa thoái hóa khớp ở người già hiệu quả bằng kỹ thuật siêu âm, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, đắp thuốc… giúp giảm đau, tăng sức mạnh cơ bắp, phục hồi khả năng vận động và giảm tiến triển của bệnh.
Điều trị bằng thuốc: Dùng thuốc giảm đau và các thuốc kháng viêm để điều trị chứng đau và viêm. Dùng thuốc có thể cải thiện được tiến triển của bệnh để làm chậm quá trình thoái hóa. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm: acid hyaluronic, diacerein; glucosamine sulfate dạng tinh thể,… Phẫu thuật: mổ thay khớp nhân tạo khi khớp bị mất chức năng; mổ nội soi để cắt xương, loại bỏ dị vật; sửa trục khớp.