Người già là độ tuổi nhạy cảm và thường xuyên mắc một số bệnh, trong đó đáng chú ý và nhắc đến là bệnh mất ngủ. Đối với mỗi con người, giấc ngủ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là những người lớn tuổi. Thế nhưng độ tuổi này là độ tuổi dễ bị mất ngủ nhất. Nguyên nhân được xác định là do người già thường dễ xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, căng thẳng hay thiếu hoạt động về thể chất dẫn đến việc giấc ngủ buổi tối không được sâu. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách trị bệnh mất ngủ ở người lớn tuổi bằng phương thuốc dân gian.
Khái niệm chứng mất ngủ là gì?
Mất ngủ là chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Khi mắc phải chứng mất ngủ; người già thường có những biểu hiện sau:
– Không thể nào ngủ được
– Thường xuyên thức dậy vào nửa đêm và tỉnh đến sáng
– Buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được
– Mệt mỏi, đau đầu và khó khăn trong tập trung công việc
Nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ
Rối loạn nội tiết là nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi
– Do thay đổi nội tiết tố: Ngủ ít, ngủ thất thường là thói quen thường gặp ở người trung niên. Lâu dần, việc này sẽ gây ra chứng mất ngủ.


– Các vấn đề về bệnh nan y: Đau mãn tính là nguyên nhân gây mất ngủ ở người già. Các bệnh như hen suyễn, đau cơ xương khớp, tiểu đường, chứng ợ nóng, bệnh Alzheimer cũng là nguyên nhân gây cản trở giấc ngủ.
– Rối loạn căng thẳng hoặc tâm lý: Căng thẳng, lo nghĩ khi có tuổi là tình trạng chung thường gặp ở các cụ. Chính điều này cũng là nguyên nhân gây ra mất ngủ ở người già.
– Thiếu hoạt động thể chất: Hầu hết những người cao tuổi đều ít hoạt động thể chất cho nên giảm tiếp xúc với ánh sáng. Đây cũng là nguyên nhân gây nên khó ngủ.
Tác hại của mất ngủ ở người già
Mất ngủ gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch: Thiếu ngủ kéo dài có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể; làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên; giảm sức đề kháng của cơ thể. Các cơ quan ở người cao tuổi đang bị lão hóa kết hợp cùng với suy giảm miễn dịch; làm cho người cao tuổi tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Mất ngủ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Thiếu ngủ ảnh hưởng đến đường huyết; làm giảm độ nhạy insulin, giảm khả năng tiết insulin. Điều này khiến lượng đường trong máu khi đói sẽ tăng lên; và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch: Mất ngủ có liên quan đến tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nồng độ các chất liên quan đến quá trình viêm. Điều này sẽ khiến người mất ngủ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 48% so với người bình thường. Nguy hiểm hơn, mất ngủ ở người già còn làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Mất ngủ gây ra các bệnh tim mạch: Mất ngủ làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn về tâm lý, tâm thần
Mất ngủ ở người cao tuổi làm cho người bệnh không được nghỉ ngơi đầy đủ. Vì vậy, họ luôn cảm thấy bực bội, khó chịu; cáu gắt, mệt mỏi, không có sức lực; suy nhược thần kinh.
Cách chữa bệnh bằng bài thuốc đông y


Theo các nhà đông y; giấc ngủ tự nhiên rất quan trọng đối với người cao tuổi. Bởi vậy, để điều trị chứng mất ngủ; các cụ nên điều chỉnh lối sống và kết hợp dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tìm lại giấc ngủ tự nhiên. Những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa mất ngủ mà không gây nhiều tác dụng phụ phổ biến là: Tâm sen, cây trinh nữ; đậu xanh, hạt sen, cùi nhãn, lạc tiên tây… Tuy nhiên, việc sử dụng các thảo dược dân gian cũng phải biết cách dùng mới đem lại hiệu quả. Dưới đây là những bài thuốc dân gian trị mất ngủ dễ chế biến; và dễ dùng cho các cụ.
Cách trị bệnh bằng tâm sen
Theo Đông y, tâm sen được cho là có tác dụng giải nhiệt; giúp ổn định thần kinh, hạ huyết áp. Đông y dùng tâm sen chữa các bệnh như chóng mặt; đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh; giảm lo lắng, hồi hộp, miệng háo khát nước… đặc biệt là dùng chữa bệnh mất ngủ mang đến nhiều hiệu quả. Cách dùng: Lấy 2-3g tâm sen đã được sao khô dùng để hãm chè uống trong ngày.
Cách trị bệnh bằng cùi nhãn
Nhãn không chỉ là quà vặt được sử dụng rộng rãi mà còn có công dụng là một vị thuốc điều trị nhiều bệnh cho con người. Trong Đông y, cùi nhãn (long nhãn) có tác dụng an thần; bổ kinh tâm và tỳ, chữa suy nhược cơ thể;… đặc biệt là chữa mất ngủ kéo dài. Cách dùng: Lấy 15-20g cùi nhãn sắc uống hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng trị mất ngủ do huyết hư; tinh thần mệt mỏi hay quên, tư lự quá độ mất ngủ; thần kinh suy nhược, hồi hộp, hoảng hốt…
Cách trị bệnh bằng hạt sen, đậu đen
Theo các nhà khoa học, trong hạt sen có chất kiềm; Glucoxit thơm có tác dụng an thần. Khi ăn hạt sen, tuyến tụy tiết ra Insulin làm dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Cách dùng hạt sen chữa mất ngủ: Đậu đen 30g, hạt sen để cả tim (sao vàng) 15g, lá vông 15g, lá dâu tằm 20g; lạc tiên 15g, thảo quyết minh sao vàng 8g. Sắc uống 01 thang trong ngày, uống liên tục 10-15g. Bài thuốc này có công dụng trị mất ngủ kèm theo triệu chứng đau lưng; ù tai, uể oải, buồn bực. nóng nảy bứt rứt, đau đầu choáng váng…
Cách trị bệnh bằng đậu xanh


Cách dùng: Lấy 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước và ăn khi còn ấm để giúp an thần và dễ ngủ hơn.
Cách trị bệnh bằng cây trinh nữ
Cây trinh nữ có tên khoa học là Mimosa pudica; họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi. Loại cây này có tác dụng an thần; làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho; hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Cách dùng cây trinh nữ chữa mất ngủ: Dùng 20 gam lá cây trinh nữ sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ để chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Ngoài việc sử dụng các bài thuốc dân gian để trị mất ngủ đã nêu trên; các cụ có thể áp dụng phương pháp ngâm chân với muối khoáng thảo dược An Lão. Muối khoáng thảo dược An Lão là sản phẩm kết hợp từ muối khoáng, tinh dầu Khuynh diệp, các loại thảo dược cùng bài thuốc cổ truyền Sinh dược. Sản phẩm có tác dụng lưu thông khí huyết, kinh mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp, nhức mỏi, lạnh tay chân,… đặc biệt là hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ; khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng. Có thể sử dụng ngâm chân hoặc tắm trước khi đi ngủ.