Loét miệng còn được gọi là “nhiệt” miệng là một chứng bệnh rất dễ gặp vào mùa hè. Bệnh không nguy hiểm nhưng rất khó chịu nhưng lại khiến bạn xót miệng, đau rát, ăn mất ngon, thậm chí có thể gây mất ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa. Trẻ em bị nhiệt miệng thường quấy khóc, dễ bị thiếu chất dinh dưỡng. Theo đông y, nhiệt miệng thuộc phạm vi chứng “khẩu cam” do nhiệt độc, hỏa độc, thấp nhiệt và âm hư gây nên. Và phương pháp điều trị theo đông y là phải nhanh chóng thanh nhiệt ở tỳ vị, chống viêm. Sau đó là bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả bạn đọc có thể tham khảo.
Những bài thuốc ngậm trị nhiệt miệng


-Hoàng liên 10g, sắc kỹ vớí 100 ml nước, ngậm vài lần trong ngày.
-Rễ cây hoa tường vi 50 – 100g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.
-Lá đạm trúc diệp tươi lượng vừa đủ. Sắc kỹ lấy nước hòa thêm băng phiến 1g, dùng làm nước ngậm vài ba lần trong ngày.
-Tạo phàn 5g, kha tử 10g, tỳ bà diệp 15g. Sắc kỹ lấy nước ngậm 4 – 6 lần trong ngày.
-Mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, hai thứ sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.
Những bài thuốc dán trị nhiệt miệng
-Dùng phụ tử chế hoặc ngô thù du hoặc ngô thù du và đinh hương lượng vừa đủ. Tán bột, hòa với nước hoặc dấm chua, đắp lên huyệt Dũng tuyền cả hai bên. Sau đó cố định bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Vị trí huyệt Dũng tuyền: Là điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
-Tế tân lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, trộn với dầu vừng hoặc dấm chua lâu năm thành dạng cao rồi đắp vào rốn, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
-Ngô thù du 8g, đại hoàng 4g, đởm tinh 2g, sấy khô tán bột, trộn với dấm chua, đắp vào huyệt Dũng tuyền.
–Tỏi tươi 1 củ giã nát, ngô thù du 30g tán bột, hai thứ trộn đều với dấm chua, đắp vào hai huyệt Dũng tuyền.
-Chi tử sống 10g, sinh đại hoàng 10g, băng phiến 5g, ba thứ tán bột, trộn với dấm, đắp vào rốn.
Những bài thuốc bôi trị nhiệt miệng


-Ngũ bội tử 10g, minh phàn 10g, băng phiến 3g, tất cả tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần dùng tăm bông ướt lấy một ít bột thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.
-Hoàng liên 10g, đại hoàng 10g, thanh đại 30g, xạ hương 1g, tất cả tán thành bột thật mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy một ít thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.
-Lá non nữ trinh tử (cây xấu hổ) 10g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, bôi vào vết loét nhiều lần trong ngày.
-Hồng táo 25g, hành củ (còn cả rễ) 5 củ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm 0,9g băng phiến, dùng làm thuốc bôi vết loét 2 lần trong ngày.
-Nghệ vàng 8g, băng phiến 3g, nhi trà 7g, mật gấu khô 0,5g, sấy khô tán bột, trộn đều. Dùng làm thuốc bôi 2 lần trong ngày.
-Hoàng liên và can khương lượng bằng nhau. Sấy khô tán bột, chấm vết loét 3 lần trong ngày.
Cách phòng chống loét miệng
-Cố gắng tránh các loại thực phẩm có vẻ như gây kích ứng miệng. Đây có thể bao gồm các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, các loại gia vị nào đó, thức ăn mặn và các loại trái cây có tính axit, chẳng hạn như dứa, bưởi và cam. Hãy chắc chắn tránh bất kỳ loại thực phẩm nhạy cảm hoặc dị ứng.
-Chọn thực phẩm lành mạnh. Để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Thường xuyên ăn sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi. Hoặc cũng có thể giúp tránh viêm loét đau miệng.
-Không nhai và nói chuyện cùng một lúc. Có thể gây ra chấn thương nhỏ lớp tế bào của miệng.
-Thực hiện theo thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Thường xuyên đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng sạch sẽ. Sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng mô miệng. Tránh các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
-Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây…Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.
-Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng.