Dạy bé những kiến thức xã hội cần thiết

Hiện nay có rất nhiều đức tính cần có để có thể dễ dàng hòa hợp với xã hội. Đối với nhiều trường hợp, giữ được những mối quan hệ tốt cũng có rất nhiều lợi ích. Và con đường hoàn thiện bản thân sẽ dễ dàng hơn nếu được xây dựng từ bé. Gia đình cũng sẽ là môi trường lớn nhất để hình thành nhân cách con người. Do đó cha mẹ cần thể hiện những đức tính như kỷ luật, sáng tạo,… Từ đó có thể giúp con nâng cao những khả năng tiềm ẩn của mình. Đặc biệt con cái nếu có tính kỷ luật từ nhỏ thì tư duy của chúng cũng dễ phát triển hơn.
Vì vậy, phụ huynh nên giúp đõ con cái phát huy những đức tính tốt. Đặc biệt là tính kỷ luật và khả năng quản lý công việc. Đây sẽ là tiền đề tiếp bước cho sự thành công của trẻ sau này.

Những đức tính cần thiết để có thể dễ dàng phát triển hơn

Những đức tính cần thiết để có thể dễ dàng phát triển hơn
Những đức tính cần thiết để có thể dễ dàng phát triển hơn
Theo tổng hợp của một số chuyên gia về giáo dục và các doanh nghiệp, lao động của chúng ta hiện nay thiếu khá nhiều đức tính tốt và những kỹ năng cần thiết. Ví dụ như tính kỷ luật, tính chủ động, tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm. Môt số kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch. Và hạn chế về khả năng tổ chức sắp xếp công việc …
Một trong những nguyên nhân là do hệ thống giáo dục của gia đình và nhà trường. Trong nhiều năm chưa nhận thức đúng mức sự quan trọng của các kỹ năng này. Chúng ta đang quan tâm quá nhiều đến việc nhồi các kiến thức “phổ thông”. Nhằm lấy thành tích cho nhà trường, để vượt qua các kỳ thi trong một môi trường vì một lý do nào đó ngày càng bị làm cho khốc liệt.

Xây dựng cho bé những đức tính cần thiết

Các gia đình hiện nay để trẻ phụ thuộc khá nhiều vào “người giúp việc”; Khi người trẻ phải sống xa nhà thì có lối sống bê tha, buông thả. Rất nhiều công ty phải tiêu tốn nguồn lực và chi phí cho việc kiểm soát kỷ luật và giải quyết mâu thuẫn của người lao động.
Tất cả những việc này cha mẹ đều có thể hoàn thiện cho con ngay từ khi con còn nhỏ. Có thể ngay từ lúc con còn trong vòng tay cha mẹ. Theo đó, để rèn kỹ năng lao động và tổ chức công việc hiệu quả, với con trẻ có thể áp dụng trò chơi “làm chủ gia đình”.

Giao nhiệm vụ và quan sát bé

Hãy giao việc, giao nhiệm vụ cho con theo từng độ tuổi. Hãy giao cho trẻ toàn quyền quản lý gia đình thay cho bố hoặc mẹ một số việc trong gia đình. Để trẻ sắp xếp phân nhiệm vụ cho từng thành viên, các thành viên trong gia đình bình đẳng như nhau. Nguồn lực giao cho trẻ là tiền chi tiêu sinh hoạt hàng tháng, hàng năm. Trẻ sẽ tự lên các danh sách việc phải hoàn thành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, bao gồm cả danh sách các công việc phát sinh và các rủi ro phải xử lý nếu xảy ra trong cuộc sống gia đình.
Cha mẹ theo đó cần giám sát thời hạn và chất lượng các việc phải hoàn thành từng việc, thời gian hoàn thành cho toàn bộ các công việc. Tuy nhiên cần lưu ý việc này không được xâm phạm vào thời gian học tập và thời gian rèn luyện sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi, giải trí của trẻ.

Trò chơi làm chủ gia đình sẽ xây dựng tính kỷ luật tự giác cho bé

Trò chơi làm chủ gia đình sẽ xây dựng tính kỷ luật tự giác cho bé
Trò chơi làm chủ gia đình sẽ xây dựng tính kỷ luật tự giác cho bé
Cha mẹ cần có một khoản lương cứng hoặc một khoản thưởng riêng biệt. Và nó sẽ dành cho bé nếu bé hoàn thành công việc. Và luôn nhớ, sau khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn cơ bản hãy để trẻ tự xoay sở để hoàn thành.
Kinh nghiệm thực tiễn từ đời sống gia đình thực hiện cách giúp trẻ làm chủ gia đình như thế này cho thấy: Trẻ sẽ hứng thú lao động và sáng tạo hơn vì được “làm chủ”. Trẻ có thu nhập thay vì suốt ngày bị bố mẹ “sai vặt”. Trẻ sẽ được lao động, rèn luyện tính kỷ luật. Đồng thời trẻ cũng sẽ có kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả. Thông qua lao động trẻ phải động não nhiều hơn, trẻ sáng tạo hơn. Từ đó trẻ cũng sẽ bộc lộ rõ các điểm mạnh, điểm yếu, năng khiếu, thói quen, tính cách. Chúng ta sẽ hiểu con hơn và có các biện pháp hỗ trợ giúp con trưởng thành, tự lập nhanh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!