Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn rất non nớt, chưa được hoàn thiện, nên sức đề kháng vẫn còn kém trong những tháng năm đầu đời của bé. Kháng thể của bé hầu như cơ thể chưa tự sản xuất ra mà đều là do mẹ đã truyền qua cho con trong thời kỳ còn là bào thai, do đó các bé rất dễ bị mắc bệnh. Vậy làm thế nào để có thể giúp cho trẻ em tăng được sức đề kháng một cách tốt nhất để phòng chống được các bệnh truyền nhiễm. Mời các bạn theo dõi chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng trong bài viết dưới đây của vme2000.com.
Cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng theo đúng độ tuổi


Để có sức đề kháng tốt cho trẻ thì cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng. Cân đối và hợp lý theo nhu cầu lứa tuổi. Một chế độ dinh dưỡng tốt theo từng giai đoạn phát triển giúp tăng cường sức đề kháng như sau: Trong 6 tháng đầu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau 6 tháng cho ăn bổ sung đúng độ tuổi.
Ăn bổ sung là quá trình trẻ từ từ làm quen, tiếp xúc với các thức ăn như người lớn. Đồng thời bú mẹ ngày càng ít hơn, là quá trình bé chuyển dần từ thức ăn tinh (sữa mẹ). Sang thức ăn thô (4 nhóm thực phẩm). Vì vậy, nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung là ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Bất kỳ một thức ăn bổ sung nào cho trẻ ăn cũng phải được bảo quản. Và chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bữa ăn bổ sung của trẻ, tùy theo độ tuổi phải đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Từ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm glucid, protein, lipid, vitamin và chất khoáng. Cho ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt. Ngược lại nếu trẻ ăn thiếu hoặc dư thừa sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Thể thấp còi, thể thừa cân béo phì. Đồng thời với chế độ ăn nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc mệt mỏi. Dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy…
Sức đề kháng là gì và sức đề kháng của trẻ?


Sức đề kháng là khả năng chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh. Như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… vào cơ thể. Với một hệ thống đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại. Từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ. Tiêu diệt chúng nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.
Đối với cơ thể non nớt của trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện. Sức đề kháng còn kém. Những trẻ ở cùng một lứa tuổi, cùng một điều kiện chăm sóc và môi trường sống. Khi phải đối mặt với những tác động từ bên ngoài như dịch bệnh, thay đổi thời tiết,… Sẽ có những phản ứng khác nhau, có trẻ bị mắc bệnh có trẻ lại không.
Đó là do sự khác biệt trong hệ thống miễn dịch của trẻ. Trẻ hay bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt. Điều đó đồng nghĩa với việc trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị tác động. Có điều kiện để phát triển tốt hơn.