Kích thích não bộ con trẻ đúng cách và hiệu quả

Dạy trẻ đúng cách luôn là vấn đề đau đầu với các bậc cha mẹ. Phụ huynh nào cũng muốn con cái được nuôi dạy thật tốt. Là những người đi trước, phụ huynh có thể biết được cái nào là đúng cái nào không đúng. Do đó, các bậc cha mẹ đều cố gắng dạy con những điều có ảnh hưởng tích cực đến não bộ con trẻ. Tuy nhiên cách truyền tải bài học của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu của con cái. Để có thể truyền tải đúng thông tin cần thiết cho con, cha mẹ cần quan tâm đến những phương pháp tự nhiên, thích hợp cho trẻ nhỏ.

Việc kích thích não bộ con trẻ sẽ giúp rất ích rất nhiều cho tư duy của các bé sau này. Bài viết này cung cấp một số điều hữu ích để kích thích não bộ của con trẻ đúng cách.

Kích thích não bộ con trẻ thông qua những câu chuyện

Kích thích não bộ con trẻ thông qua những câu chuyện
Kích thích não bộ con trẻ thông qua những câu chuyện

Xây dựng những câu chuyện thích hợp

Kể những câu chuyện bạn tự hư cấu sẽ rất có ích cho trẻ. Nhất là khi để chính chúng làm nhân vật chính. Khi đó, trẻ được cung cấp một thế giới tưởng tượng rộng lớn. Chúng phải tìm cách giải thích làm thế nào để tạo ra nhân vật và cốt truyện đó. Chẳng bao lâu, trẻ sẽ biết cách tự tạo ra những câu chuyện và cuộc phiêu lưu của riêng mình. Lần đầu tiên có thể trẻ sẽ sao chép lại bạn. Nhưng chắc chắn sau này bạn sẽ phải rất kinh ngạc trước sự sáng tạo của chúng.

Cho trẻ đóng vai người khác để kích thích não bộ

Ngoài ra, việc cho trẻ hóa thân vào nhân vật sẽ làm trẻ hứng thú với câu chuyện. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt kịp những câu chuyện mà bạn kể và muốn tự mình khám phá những câu chuyện đó. Đầu tiên, bé sẽ bắt chước bạn vì đó là cách mà trẻ học hỏi. Khi trí tưởng tượng của trẻ phát triển, sự sáng tạo của trẻ sẽ làm bạn ngạc nhiên.

Các trò chơi phân vai như cưỡi ngựa, bác sĩ, giáo viên… là một trong những trò chơi tuyệt vời trong việc kích thích sự tưởng tượng ở trẻ. Trẻ sẽ tưởng tượng cưỡi ngựa như thế nào? Hoặc nếu trở thành một kỵ sĩ trẻ sẽ phải làm gì? Nếu là bác sĩ trẻ sẽ khám cho bệnh nhân ra sao…

Tìm hiểu cách xử lý tình huống của con trẻ

Xây dựng những tình huống kích thích não bộ bé

Hãy cung cấp cho trẻ một vấn đề, để cho trẻ nêu ra các giải pháp khác nhau, mẹ sẽ thấy vô cùng thú vị. Chẳng hạn như “đi bộ gặp phải một vũng nước, con sẽ làm thế nào để không ướt giày ?” Câu hỏi mở như vậy có thể kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Ngoài ra còn có thể cải thiện khả năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề từ bé.

Để trẻ thoải mái phát huy trí tưởng tượng

Chính vì vậy, một trong những phương pháp được đánh giá cao trong việc hỗ trợ con, kích thích phát huy tối ưu trí tưởng tượng là cho các bé thoải mái vui chơi, khám phá thế giới hết mình. Thay vì “nhốt” trẻ trong nhà hàng ngày hay “nhồi nhét” bắt con học quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến ù lì, trì trệ. Đặc biệt, nên chú trọng những trò chơi mô phỏng, nhập vai. Những trò chơi này vừa khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo ở con, vừa giúp trẻ trau dồi các kỹ năng khác như giao tiếp, xử lý tình huống… Ngoài vui chơi, vận động thể chất, các hoạt động kích thích tư duy. Ví dụ như vẽ tranh, đọc sách, kể truyện… Đây là những hoạt động được đánh giá cao trong việc phát huy trí tưởng tượng cho bé.

Hạn chế cho bé tiếp xúc với thiết bị điện tử

Hạn chế cho bé tiếp xúc với thiết bị điện tử
Hạn chế cho bé tiếp xúc với thiết bị điện tử

Dù cho con xem tivi không tốt, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi nhưng nhiều bố mẹ vẫn làm việc này. Nếu tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ khiến trẻ hạn chế trí tưởng tượng. Thay vì xem tivi, bạn hãy cho trẻ vẽ tranh do con tự nghĩ ra. Bạn vẫn phải luôn quan sát con, nói chuyện về những gì bé thấy và xem bé phản ứng như thế nào.

Tuy nhiên cũng không hẳn là bạn không cho con trẻ đụng vào những thiết bị điện tử. Các bé có thể học hỏi và tiếp cận được những thông tin hiện đại từ tivi hoặc smartphone. Bạn chỉ nên hạn chế các bé tiếp xúc vào đồ điện tử nếu phát hiện bé học những điều không tốt từ nó. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế cho bé xem những điều không lành mạnh. Nó sẽ ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống tâm lý của trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!