Vào mùa hè là khoảng thời điểm lí tưởng để du lịch biển. Bởi lẽ thời tiết vào mùa này thường rất khô và nóng. Vì thế để hít thở bầu không khí tươi mát, có thể ngâm mình dưới dòng nước mát lạnh quả là một điều tuyệt vời. Hơn nữa, hiện nay ở Việt Nam chúng ta đã phát triển rất nhiều loại hình dịch vụ du lịch biển rất hiện đại. Kèm theo đó là những khu resort ven biển sang trọng và lộng lẫy. Vì thế du lịch biển luôn là lựa chọn hàng đầu. Thế nhưng, một số vùng biển có sứa biển, gây ngứa và tổn thương da chúng ta…
Tại sao du lịch biển lại được yêu thích?
Biển Việt Nam nhiều và đẹp. Xuyên suốt chiều dài từ Bắc-Nam, Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo. Với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt…Bạn sẽ tha hồ thưởng ngoạn. Dịch vụ ăn uống, vui chơi, quà lưu niệm, khách sạn nghỉ dưỡng…tại các khu du lịch biển Việt Nam ngày càng phong phú và giá cả cũng rất phải chăng. Tuy nhiên một điểm trừ là ở một số bãi biển có sứa, sẽ gây tổn thương da.


Ở Việt Nam thời gian có sứa gây ngứa xuất hiện hầu hết các tháng trong năm. Các bãi tắm thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Nha Trang, Vũng Tàu; cần lưu ý khi tắm biển vì rất dễ gặp sứa ngứa (Chrysaora). Xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm đúng, vào mùa du lịch biển.
Các vết châm, cắn do một số loài cá (ví dụ như cá đuối gai độc), sứa và các loài động vật biển khác gây ra đều rất đau và thấy ngứa rát. Khi bị sứa đốt, người bơi cần nhanh chóng rời khỏi mặt nước để tránh trường hợp có thể bị sốc nặng dẫn đến chết đuối.
Cần làm gì khi bị sứa biển đốt?


Chỗ bị sứa đốt thường sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh, trường hợp nhẹ không đáng ngại; nhưng nếu nặng sẽ có những triệu chứng nhức đầu, co thắt cơ bắp. Do đó cần sớm rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng; vì sẽ làm tổn thương nặng hơn. Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn. Sau đó chà xát để lấy hết gai sứa ra khỏi vết thương, dùng vật có cạnh như thìa, vỏ sò, dao…
Sau đó pha dung dịch gồm 10 phần nước với một phần a-mo-ni-ac, dấm, sô đa hoặc mì chính. Sau đó bôi vào vùng bị thương. Nếu không có sẵn những hóa chất trên có thể dùng chanh chà vào vết thương. Chườm đá lên vùng bị thương nhằm giảm đau, bớt sưng tấy; và ngăn không cho nọc độc sứa lan rộng.
Nếu người bị sứa đốt vẫn còn đau nhức, có thể uống aspirin; nếu có biểu hiện trầm trọng hơn (như khó thở,…) phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Du khách khi đi du lịch biển nên mang theo một số loại thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc chữa tiêu chảy và một chai giấm; để khi bị sứa đốt thì chủ động xử lý để bảo vệ mình và người thân khi tắm biển. Ngoài ra còn sử dụng kinh nghiệm dân gian với cây muống biển: Sau khi loại bỏ các xúc tu còn găm trên da của sứa, hái vài lá muống biển, nhai nát rồi đắp vào phần da tiếp xúc với sứa, vùng da tổn thương sẽ lành rất nhanh.