Loại rau không nên ăn mà các mẹ bầu nên ghi nhớ trong năm 2022

Nhiều loại thực phẩm tưởng chừng bình thường nhưng lại có thể gây hại cho thai nhi, thậm chí dẫn đến nguy cơ sảy thai cho các mẹ bầu. Có một số loại rau mẹ bầu nên loại bỏ ngay khỏi thực đơn hàng ngày.

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần được bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, trong đó có chất xơ. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng đem đến sức khỏe tốt cho mẹ bầu. Dưới đây, là danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn sẽ cho bạn thấy tác hại nghiêm trọng của nó đối với sự an toàn của mẹ và bé.

Những loại không nên ăn dành cho thai kỳ của mẹ bầu

Rau sam không tốt cho các mẹ bầu

Rau sam
Rau sam

Mẹ có biết những loại rau bà bầu không được ăn? Rau sam có hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là hàm lượng axit béo omega-3 có trong rau sam rất dồi dào. Đây cũng là loại rau khá dễ trồng, dễ chăm sóc nên thường được dùng để chế biến món ăn.

Mặc dù mang nhiều ưu điểm như vậy nhưng thực tế đây lại là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn. Bởi lẽ, rau sam có tính hàn khá cao, giúp giải độc, thanh nhiệt, trừ giun nên sẽ rất dễ gây kích thích mạnh đến tử cung.

Nó sẽ làm tăng tần suất co bóp dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao.

Ngải cứu dễ gây sảy thai trong 3 tháng đầu của các mẹ bầu

Theo một vài nghiên cứu cho thấy giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn ngải cứu và rau ngót. Lý do là vì sao?

Hai loại rau này có công dụng giúp giảm đau cơ, lưu thông máu và giảm đau bụng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều ngải cứu và rau ngót trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả dẫn đến là nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non rất cao.

Sau 3 tháng, khi thai đã cứng cáp thì mẹ bầu có thể cho ngải cứu và rau ngót vào thực đơn. Tốt nhất nên ăn ở một mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh gây ra những hậu quả khôn lường nhé.

Rau răm – các bà bầu không nên ăn 

Đối với người Việt, rau răm thường được dùng kèm trong các món ăn để làm tăng thêm mùi vị, giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, rau răm còn có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực và tán hàn.

Tuy nhiên, rau răm là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn. Việc ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Trong khi giai đoạn mang thai là lúc phụ nữ dễ bị thiếu máu nhất.

Ngoài ra, trong rau răm còn chứa chất gây ra tình trạng co bóp tử cung dễ dẫn đến sẩy thai. Tốt nhất, bà bầu nên hạn chế ăn rau răm ở mức thấp nhất để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho thai nhi.

Rau chùm ngây chứa alpha-sitosterol rất nguy hiểm

Có thể các mẹ bầu sẽ hơi bất ngờ khi thấy rau chùm ngây nằm trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn bởi những tác dụng mà nó đem đến. Thậm chí, chùm ngây còn được xem là “thần dược” với hàm lượng dinh dưỡng hơn 90 dưỡng chất.

Chỉ riêng phần lá và hoa của chùm ngây đã có thể cung cấp gấp 7 lần hàm lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt và 3 lần lượng kali trong chuối.

Ngoài ra, trong rau chùm ngây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng sinh, chống viêm nhiễm… có khả năng ngăn ngừa khối u, giúp đào thải độc tố, bảo vệ gan và đặc biệt là khả năng chống lại căn bệnh tiểu đường.

Dù mang trong mình những công dụng “đáng gờm” là vậy nhưng có vẻ như rau chùm ngây không phải sinh ra dành cho các thai phụ.

Vì bên cạnh những dưỡng chất có lợi như trên thì trong rau chùm ngây còn chứa alpha-sitosterol, một loại hormone có cấu trúc tượng tự estrogen với chức năng ngăn ngừa mang thai, làm co trơn tử cung, từ đó dẫn đến nguy cơ sẩy thai rất cao.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, các mẹ nên loại bỏ ngay loại rau này khỏi thực đơn ăn uống của mình đi nhé.

Cải bó xôi (rau bina) gây thiếu máu

Cải bó xôi
Cải bó xôi

Cải bó xôi thuộc danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn. Vì trong đó có chứa axit oxalic làm hạn chế khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu trong thai kỳ rất nguy hiểm đối với thai phụ.

Tốt nhất, các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải cải bó xôi kèm theo những món ăn giúp hỗ trợ hấp thu chất sắt như cá, thịt cùng các loại trái cây giàu vitamin C thì sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho sức khỏe.

Các mẹ bầu không nên ăn mướp đắng

Giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali cũng như các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng mướp đắng không phải lựa chọn hoàn hảo cho tất cả các mẹ bầu.

Không chỉ chứa thành phần gây ngộ độc cao như quinine, saponic glycosides và morodicine có thể gây nôn ói, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy…, hạt mướp đắng còn chứa vicine, độc tính có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng. Thậm chí, những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm có thể bị hôn mê nếu ăn phải. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, ăn quá nhiều mướp đắng còn là nguyên nhân gây các vấn đề về tiêu hóa. Đồng thời gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non rất nguy hiểm.

Rau má không tốt cho các mẹ bầu

Rau má
Rau má

Vốn là loại rau khá lành tính, rau má có tác dụng thanh lọc cơ thể. Làm đẹp da nên rất được chị em phụ nữ yêu thích. Không chỉ dùng để chế biến món ăn, rau má cũng có thể ép nước, vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa cung cấp thêm nước cho cơ thể.

Tuy nhiên, đó là với những phụ nữ bình thường. Phụ nữ mang thai nếu dùng rau má nên cẩn thận. Bởi dùng nhiều rất dễ gây sảy thai và nhiều biến chứng sức khỏe khác.

Giai đoạn mang thai, việc ăn uống được xem là nỗi lo lớn nhất của các thai phụ. Vì bà bầu rất thèm ăn và không thể ăn những món mình thích. Tuy nhiên, nếu không muốn gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe của bản thân. Và cả thai nhi trong bụng. các chị em đừng dại gì mà động đũa vào những loại rau bà bầu không nên ăn kể trên nhé.

Các thức ăn dinh dưỡng cho bà bầu

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai rất quan trọng. Bởi chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của của thai nhi. Cũng như làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý cho các sản phụ trong suốt thai kỳ. Do đó, việc lựa chọn các thức ăn dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng.

Sữa và các sản phẩm của sữa

Khi mang thai, người mẹ cần tiêu thụ thêm protein và canxi. Để đáp ứng nhu cầu cho thai nhi phát triển. Các sản phẩm sữa có chứa hai loại protein chất lượng cao đó là casein và whey. Ngoài ra, sữa còn là nguồn canxi tốt nhất trong chế độ ăn cùng với sự cung cấp lượng phốt pho, vitamin nhóm B, magie và kẽm cao.

Cây họ đậu

Nhóm thực phẩm này bao gồm đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành và đậu phộng. Các loại họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, axit folic và canxi tuyệt vời. Folate là một trong những vitamin nhóm B có vai trò quan trọng đối với với sức khỏe của mẹ và thai nhi; Đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mang thai không tiêu thụ lượng thực phẩm để đạt đủ nhu cầu folate trong giai đoạn này.

Khoai lang

Khoai lang
Khoai lang

Khoai lang rất giàu beta carotene-là một hợp chất tiền vitamin A có nguồn gốc từ thực vật. Khi được cung cấp vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A cần thiết cho cơ thể. Vitamin A rất cần cho sự tăng trưởng và biệt hoá của hầu hết các tế bào và mô. Nó cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.

Cá hồi

Cá hồi rất giàu acid béo omega-3 – là acid béo thiết yếu cho cơ thể. Hầu hết mọi người kể cả phụ nữ mang thai; đều không nhận đủ hàm lượng acid béo omega-3 từ khẩu phần ăn.

Acid béo omega-3 rất cần thiết trong thai kỳ, đặc là acid béo omega-3 chuỗi dài DHA và EPA. Hai chất này có vai trò trong sự phát triển của trí não và mắt của thai nhi. Chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong hải sản. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thường được khuyên nên ăn hạn chế hải sản hai lần một tuần. Do trong hải sản có chứa thuỷ ngân và các chất gây ô nhiễm. Điều này đã khiến cho một số phụ nữ tránh hoàn toàn hải sản. Dẫn đến việc hạn chế lượng acid béo omega-3 trong khẩu phần ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!