Một số bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh và cách xử lý

Da của trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh và non nớt. Bởi vậy bé rất dễ gặp phải các vấn đề như ngứa, hăm, phát ban, nổi mẩn đỏ. Tình trạng này khiến cho trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc do đau đớn, ngứa ngáy. Những bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh cần được xử lý đúng cách để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số thông tin về bệnh cùng cách xử lý mà chúng tôi muốn chia sẻ nhằm giúp cha mẹ chăm sóc con được tốt hơn.

Những bệnh lý về da mà trẻ sơ sinh thường gặp phải

Bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh
Một số bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh thường gặp

Có rất nhiều trường hợp các bé sơ sinh xuất hiện các vấn đề về da. Cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể xử lý đúng cách nếu chẳng may con mình mắc các bệnh lý này. Dưới đây là một vào bệnh lý về da mà các bé sơ sinh thường gặp nhất.

Phát ban ở trẻ sơ sinh

Đây là một trong những bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất. Phát ban ở trẻ sơ sinh là tình trạng mẩn đỏ tại các khu vực nếp gấp cổ, nách, đùi, bẹn,… Hầu hết phát ban ở trẻ sơ sinh là bình thường, thường không cần điều trị đặc biệt.

Cha mẹ cần biết cách chăm sóc khi trẻ gặp một trong những triệu chứng ngoài da phổ biến này. Sau khi tắm rửa cho trẻ, nên sử dụng khăn bông mềm khô lau sạch. Hạn chế đọng nước trên cơ thể trẻ sơ sinh nhằm tránh tình trạng phát ban hoặc rôm sảy.

Trẻ sơ sinh bị hăm tã

Hăm tã thường do kích ứng da do tiếp xúc với nước tiểu, phân và chất tẩy rửa. Đôi khi có thể do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, hoặc thậm chí do dị ứng với chất liệu của tã. Nói chung, hầu hết các trường hợp phát ban do tã có thể được ngăn ngừa bằng cách thay tã khi bị ướt. Hoặc bẩn và lau khô vùng quấn tã giữa các lần thay.

Sử dụng kem hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da như oxit kẽm hoặc thuốc mỡ A&D có thể hữu ích. Các loại kem và phương pháp điều trị hăm tã cần được bác sĩ nhi khoa kê đơn.

Trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, còn được gọi là mụn trứng cá sơ sinh. Mụn này là do nội tiết tố của mà em bé nhận được từ mẹ vào cuối thai kỳ kích thích gây ra. Trẻ sơ sinh thường bị mụn trứng cá trên mặt là phổ biến. Mụn trứng cá sơ sinh thường biến mất sau vài tuần đến vài tháng mà không cần điều trị. Do vậy cha mẹ cần lưu ý:

  • Không tự ý bôi thuốc cho trẻ.
  • Không chà, cọ sát, chạm tay vào các nốt mụn.
  • Hãy dùng các sản phẩm làm sạch dành riêng cho trẻ sơ sinh để vệ sinh làn da của bé.

Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng

Bệnh chàm, còn được gọi là viêm da dị ứng, là một chứng phát ban ngứa. Nó xảy ra do cơ thể phản ứng với một sự tiếp xúc hoặc dị ứng cụ thể. Đây cũng là bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh phổ biến. Bệnh thường gặp ở trẻ em trên 3 tháng tuổi . Bệnh xuất hiện phổ biến nhất trên da đầu, mặt, thân mình, tứ chi (khuỷu tay và đầu gối), thậm chí ở vùng quấn tã.

Điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh tập trung vào việc tránh những kích ứng và sau đó để cho da lành. Các phương pháp hiệu quả bao gồm sử dụng kem dưỡng ẩm và thậm chí cả thuốc bôi chứa steroid tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ.

Da trẻ sơ sinh bị khô

Da của trẻ sơ sinh thường rất khô và bong tróc trong thời kỳ đầu sau sinh. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh đã tồn tại trong môi trường chất lỏng trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh, các tế bào da bắt đầu tái tạo kéo theo các tế bào da cũ bị bong tróc. Không cần phải làm bất cứ điều gì vì vấn đề này sẽ tự hết sau một thời gian ngắn.

Tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Cứt trâu hay còn gọi là viêm da tiết bã khá phổ biến ở trẻ sơ sinh tới 3 tháng tuổi. Hoặc có thể kéo dài đến 1 năm hoặc lâu hơn. Hầu hết các trường hợp bị cứt trâu thường biến mất khi trẻ 1 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến khi bé 4 tuổi.

Giữ da đầu sạch sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề này, vì gội đầu sẽ rửa sạch dầu thừa trên da đầu bé. Sử dụng dầu gội trẻ em hay dầu gội đặc trị cứt trâu theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh nổi rôm sảy

Rôm sảy là do rối loạn chức năng tuyến mồ hôi. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh xuất hiện trên cổ, vùng quấn tã, nách. Hoặc là bất kỳ vùng da nào dễ bị tăng tiết mồ hôi. Với bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh này bạn cần giữ cho trẻ sơ sinh được mát mẻ cả mùa hè lẫn mùa đông.

Đảm bảo nơi ở của trẻ phải thoáng mát và thông gió. Quần áo, tã lót của trẻ nên sử dụng chất liệu vải sợi, mỏng, rộng thoáng và thấm hút mồ hôi. Tuyệt đối không dùng các loại vải sợi tổng hợp vì nó gây bí, không thấm hút được mồ hôi.

Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc da trẻ sơ sinh

Bởi vì da của trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm nên khi chăm sóc cha mẹ cần hết sức cẩn thận. Đặc biệt là  khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cho bé. Để tránh tình trạng các bệnh lý về da gây nguy hiểm, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây.

Phòng tránh bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh
Tắm đúng cách khi trẻ mắc bệnh lý về da

Không nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh

Trong phấn rôm trẻ em thường chứa 2 thành phần: bột talc (hoặc bột ngô) và hương liệu. Những sản phẩm này mang lại mùi thơm tươi mát, nhẹ nhàng. Chúng hấp thụ độ ẩm và giảm ma sát trên da, có thể giúp ngăn ngừa hăm tã. 

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, làn da trẻ sơ sinh mỏng manh không phù hợp với phấn rôm. Nếu vô tình để trẻ sơ sinh hít phải bột phấn sẽ gây tổn thương phổi nặng. Gây khó thở, nghẹt thở và thậm chí tử vong.

Hơn nữa, các chuyên gia lo ngại việc sử dụng bột talc lâu dài ở vùng sinh dục. Bởi nó có thể khiến bé gái có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn. Nếu tiếp xúc thường xuyên với bột talc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm do màng dưỡng ẩm trên da còn yếu. Hơn nữa cơ chế bảo vệ tự nhiên của da chưa hoàn thiện. Hầu hết các sản phẩm chăm sóc da không nên được sử dụng cho trẻ quá nhỏ. Bởi vì nguy cơ tiếp xúc với hóa chất, có thể được hấp thụ với tốc độ cao hơn ở làn da bé.

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ sơ sinh có độ pH thấp để an toàn cho làn da mỏng manh của trẻ. Cha mẹ nên đọc kỹ thành phần để chắc chắn rằng sản phẩm không chứa các chất hóa học độc hại. Đặc biệt là paraben có thể gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Ưu tiên các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật.

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh khi tắm

Tắm cho trẻ sơ sinh có thể là một trải nghiệm yêu thích và thú vị cho cả cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Vì vậy hãy cố gắng không “kỳ cọ” quá mạnh và tránh tắm cho bé trong thời gian dài.

Trẻ sơ sinh không cần tắm thường xuyên như người lớn. Bé chỉ cần tắm 3 lần một tuần và được lau sạch sẽ cơ quan sinh dục sau mỗi lần thay tã. Nếu tắm thường xuyên da bé sẽ trở nên khô hơn. Đặc biệt là sử dụng các loại xà phòng hoặc kem dưỡng sẽ khiến da bé có thể bị bệnh chàm.

Đảm bảo các điều kiện an toàn cho bé và người chăm sóc. Tránh bỏng do nước quá nóng hay do lò sưởi đặt gần bồn tắm. Đặt khăn khô hoặc dụng cụ chống trơn trượt cho mẹ. Tuyệt đối không để trẻ sơ sinh không được giám sát trong bất kỳ lượng nước nào. Bởi vì chết đuối là một nguy cơ thực sự.

Hãy massage cho trẻ

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, massage nhẹ nhàng có thể cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng ở trẻ sơ sinh. Đây cũng là một cách tuyệt vời để gắn kết với trẻ sơ sinh. Lưu ý không massage sau khi cho trẻ bú vì có thể khiến trẻ ọc sữa.

Lưu ý khi giặt đồ của bé

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nước hoa và chất tẩy rửa mạnh. Hãy chọn loại nước giặt tẩy thân thiện với làn da bé. Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không chứa hương liệu và hóa chất khi giặt quần áo và ga giường của trẻ sơ sinh. Làm như vậy sẽ giúp ngăn ngừa dị ứng hoặc mẫn cảm.

Nên giặt riêng đồ của trẻ sơ sinh. Không giặt chung với quần áo của cả gia đình. Sau khi giặt cần xả kỹ quần áo trẻ sơ sinh với thật nhiều nước. Chú ý phơi dưới ánh nắng mặt trời vì ánh nắng có tác dụng diệt khuẩn.

Những bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết phát ban trên da ở trẻ sơ sinh không nghiêm trọng và cần ít hoặc không cần điều trị. Có một số phát ban có thể cần đánh giá thêm. Khi trẻ có sốt kèm theo phát ban cần phải đưa trẻ đi khám ngay. Phát ban với mụn nước hoặc các vết mụn mủ, mụn nước. Trường hợp này cũng có thể cần được đánh giá bởi bác sĩ nhi khoa. Nói chung, đừng bao giờ ngần ngại liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu bạn lo lắng.

Trên đây là những thông tin về một số bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh và cách xử lý mà cha mẹ có thể tham khảo. Hy vọng đã chia sẻ những thông tin hữu ích để bạn có thể chăm sóc con em mình được tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!