Naomi Osaka không đạt thành tích kỳ vọng ở Olympic Tokyo

Tay vợt nữ Naomi Osaka đã cho rằng áp lực lớn kỳ vọng giành HC vàng Olympic đã khiến cho cô sa sút ở trong trận thua ở vòng ba đơn nữ vào hôm 27/7.

“Tôi đã cảm thấy tâm trí không ở trong tình trạng tốt nhất. Tôi không thực sự biết cách để đối phó với áp lực. Đây có lẽ cũng là một trong những thất bại tệ nhất trong sự nghiệp của tôi. Tuy nhiên trong hoàn cảnh này, đây có lẽ đó là điều tốt nhất tôi đã có thể làm được”, Naomi Osaka chia sẻ cùng với WTA sau thất bại 1-6, 4-6 dưới tay vợt Marketa Vondrousova.

Trái với phong độ rất ấn tượng ở hai vòng đầu; Osaka lại chơi uể oải khi gặp đối thủ kém mình tận 40 bậc trên bảng điểm thế giới. Tay vợt chủ nhà đã mắc 32 lỗi đánh hỏng trong cả trận; và tỷ lệ ghi điểm từ lần giao bóng hai dưới 30%. Trước khi dự Olympic, Osaka đã nghỉ hơn một tháng kể từ khi cô rút khỏi vòng hai Roland Garros. Vậy đâu là lí do khiến cô nhận lấy thất bại lớn như vậy cùng với vme2000.com tìm hiểu nhé.

Quãng nghỉ dài không phải là lí do cô thất bại

Osaka không tin quãng nghỉ dài là nguyên nhân thất bại: “Tôi nghỉ khá lâu, nhưng đã làm tốt ở hai vòng đầu Olympic. Tôi hài lòng với quãng nghỉ đó và kỳ vọng lớn ở Olympic. Có lẽ, tôi chưa đủ kinh nghiệm tại đấu trường này. Đây là lần đầu tôi chơi tại Olympic. Tôi đã phải chịu những áp lực chưa có trước kia”.

Quãng nghỉ dài không phải là lí do cô thất bại
Quãng nghỉ dài không phải là lí do cô thất bại

Osaka là VĐV quần vợt đầu tiên châm đuốc ở lễ khai mạc Olympic. Sau khi hạt giống số một đơn nữ Ashleigh Barty bị loại, tay vợt 23 tuổi là ứng viên nặng ký nhất cho HC vàng. Cô được ban tổ chức tạo những điều kiện thuận lợi như lùi lịch thi đấu để có thêm ngày nghỉ, hay chơi trên sân trung tâm có mái che.

Bên cạnh Osaka và Barty, bốn trong tám hạt giống hàng đầu khác đã rời giải. Hạt giống cao nhất còn sót lại là số bốn Elina Svitolina. Garbine Muguruza, hạt giống số bảy, cũng có mặt ở tứ kết nhờ chiến thắng 6-4, 6-1 trước Van Uytvanck.

Tay vợt kỳ cựu Anastasia Pavluychenkova, người vào chung kết Roland Garros mùa này, duy trì phong độ cao khi lập kỷ lục chỉ thua bảy game sau ba trận đầu – thành tích tốt nhất kể từ khi quần vợt trở lại Olympic năm 1988. Pavluychenkova chơi cho đoàn Ủy ban Olympic Nga và sẽ gặp Belinda Bencic của Thụy Sĩ ở tứ kết.

Tiểu sử của tay vợt Osaka Naomi

Osaka Naomi sinh ra ở Osaka, Nhật Bản, bố là Leonard San François người Haiti và mẹ là Osaka Tamaki người Nhật. Cô có một chị gái, Mari, cũng là một tay vợt chuyên nghiệp. Hai cô con gái đều được lấy họ mẹ là Osaka vì những lí do về luật hôn nhân ở Nhật Bản. Ba mẹ Osaka gặp khi bố cô tham quan Hokkaido khi còn là sinh viên ở New York.

Tiểu sử của tay vợt Osaka Naomi
Osaka Naomi tại Olympic Tokyo 2020

Lúc lên 3 tuổi, Osaka chuyển từ Nhật Bản đến Valley Stream, New York ở Long Island; Hoa Kì để sống với ông bà nội. Bố của Osaka lấy được cảm hứng dạy hai cô con gái của mình chơi quần vợt khi xem hai chị em nhà Williams thi đấu tại giải Pháp mở rộng 1999. Dù bản thân có ít kinh nghiệm chơi quần vợt; ông tìm cách học theo phương pháp mà Richard Williams đã huấn luyện cho hai cô con gái trở thành những tay vợt vĩ đại nhất thời đại.

Ông bắt đầu huấn luyện cho Mari và Naomi khi họ định cư ở Hoa Kì. Năm 2006, gia đình Osaka chuyển về Florida; khi Osaka khoảng 8 hoặc 9 tuổi để họ có nhiều cơ hội tập luyện hơn. Naomi từng tập luyện ở sân công cộng Pembroke Pines. Khi cô 15 tuổi; cô bắt đầu làm việc với Patrick Tauma ở học viện ISP.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!