Trẻ bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến tình trạng bị mất nước, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, bị sụt cân, thậm chí trẻ bị suy dinh dưỡng. Các bà mẹ lo lắng là không biết xử lý như thế nào để có thể nhanh chóng chấm dứt được tình trạng này của trẻ. Cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp là cách đơn giản nhất giúp cho mẹ giải quyết rất nhanh và hiệu quả tình trạng này. Bên cạnh được điều trị bằng thuốc, các mẹ có thể tham khảo bài chia sẻ sau của vme2000.com. Để có chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp, góp phần cho trẻ phục hồi sức khỏe một cách nhanh hơn sau khi bị tiêu chảy.
Khi trẻ bị tiêu chảy thì nên ăn gì?


Nên ăn cháo, cháo được sử dụng như một loại thực phẩm thiết yếu cho trẻ bị tiêu chảy. Giúp trẻ dễ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Có thể cho trẻ ăn các món như: cháo thịt gà băm nhỏ, súp, các món ninh, hầm. Các loại cháo kết hợp với hoa quả cũng bổ sung nhiều dinh dưỡng cho trẻ. Sử dụng máy xay sinh tố để làm nát hoa quả rồi cho vào làm cháo.
Ăn các loại hoa quả, bên cạnh cháo cung cấp đạm và năng lượng thì các loại hoa quả cung cấp vitamin cũng tốt cho trẻ. Trong trường hợp bị tiêu chảy, các loại hoa quả như chuối, cam, xoài,…
Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn thêm các loại quả chín. Hoặc nước ép quả chín như: chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Đặc biệt, táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.
Chế biến thức ăn cho trẻ cũng cần phải lưu ý ở khâu vệ sinh
Không chỉ với trẻ bị tiêu chảy mà việc chế biến thức ăn cho trẻ. Cũng cần phải lưu ý ở khâu vệ sinh. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, thức ăn cần nấu kỹ. Đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, cần nấu lại thức ăn sau khi đã nấu sẵn.
Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Các dụng cụ cho trẻ ăn như bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa càn được nhúng vào nước sôi trước bữa ăn.


Mẹ cũng cần ghi nhớ rằng: với trẻ tiêu chảy, ưu tiên số một là bù nước. Cứ sau mỗi lần đi tiêu, mẹ phải cho trẻ bị đi ngoài uống bù nước ngay. Loại nước thích hợp dành cho bé bị tiêu chảy trong giai đoạn này là nước dừa hay nước cháo loãng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bù nước và các chất điện giải cho con bằng Oresol. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý pha hỗn hợp Oresol theo đúng chỉ dẫn về tỷ lệ nước và cho uống dần dần. Nếu không mua được Oresol, có thể thay thế bằng cách pha một thìa cà phê (loại 5 cc) muối. Và 8 thìa cà phê đường cát trong 1 lít nước.
Bù nước rất cần vì khi bị tiêu chảy trẻ bị mất nước và điện giải. Nếu không kịp thời bổ sung đủ nước và điện giải có thể ảnh hướng đến sức khoẻ. Do đó, sau mỗi lần tiêu chảy, cần phải cho uống nước ngay. Ngoài ra, cần pha cho trẻ uống oresol với đúng 1 lít nước, cho uống từ từ.
Những thực phẩm trẻ không nên dùng khi bị tiêu chảy
Không nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo. Nước giải khát khi đang bị tiêu chảy. Vì các thành phần trong những loại thực phẩm này có thể làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
Không nên dùng các loại thực phẩm chứa nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như. Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ)…