Đã từ lâu, hoắc hương đã được xem như một loại thảo dược có tác dụng ‘thần kỳ’ đối với sức khỏe con người. Vị thuốc này có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, ăn không tiêu ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Đặc biệt, loại thảo dược này cũng là một nhân tố quan trọng trong bài thuốc “Hoắc hương chính khí” chuyên trị chính khí và tỳ vị vốn hư nhược. Và vẫn còn nhiều bài thuốc hay từ loài cây này được vme2000.com chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn đọc theo dõi ngay nhé.
Mục lục
Tác dụng của thảo dược hoắc hương

Trong y học cổ truyền hoắc hương vị ngọt đắng, hơi cay, tính ấm mùi thơm đặc trưng vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị. Nó có tác dụng giải cảm, sát khuẩn, chống nôn, giảm đau. Chủ trị chứng cảm thử thấp, hàn nhiệt, đau đầu, tức ngực, kiết lỵ, hơi thở hôi. Theo kết quả báo cáo của y học hiện đại. Trong loại thảo dược này với thành phần chủ yếu chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn. Bên cạnh đó còn ức chế vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh đường tiêu hóa.
Bài thuốc hoắc hương chính khí trị chính khí và tỳ vị vốn hư nhược
Chính khí và tỳ vị vốn hư nhược còn gọi là trung khí bất túc. Phần nhiều do tỳ vận hoá không tốt, nguyên khí bất túc mà gây ra bệnh. Chứng tỳ khí hư thường gặp ở trẻ sơ sinh và tuổi nhi đồng. Do tiên thiên bất túc, hậu thiên nuôi dưỡng hoặc ở người có tuổi thể lực suy yếu. Mắc bệnh kinh niên làm nguyên khí không hồi phục được. Người bệnh thường có các biểu hiện: Sốt, sợ rét, đầu nặng, tay chân mệt mỏi, tức ngực, miệng nhạt, buồn nôn có khi nôn. Bụng sườn đầy tức, có khi tiêu chảy, rêu lưỡi dày nhớt, mạch nhu.
Bài thuốc để chữa bệnh này là hoắc hương 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 12g, bán hạ chế 12g, đại táo 12g, trần bì 6g, bạch chỉ 8g, tía tô 8g, hậu phác 8g, cát cánh 8g, sinh khương 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang. Bột “Hoắc hương chính khí”: Hoắc hương 15g, tía tô 10g, thương truật 8g, trần bì 5g, cam thảo 3g, đại táo 4 quả, phục linh 6g, hậu phác 3g. Uống mỗi lần 8g, ngày 3 lần.
Một số bài thuốc kinh nghiệm

-Bài thuốc trị cảm nắng, tiêu hóa kém: Hoắc hương, trần bì mỗi vị 20g. Sắc uống.
-Bài thuốc trị hôi miệng: Lá hoắc hương tươi hoặc khô rửa sạch. Sắc kỹ, xúc miệng hàng ngày
-Bài thuốc trị đầy bụng, ăn không tiêu : Hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi đào (sao kỹ) 6g. Tất cả tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nước ấm trước bữa ăn. Ngày uống 3 lần.
-Trị cảm nóng, sốt rét, đau bụng, tiêu chảy cấp: Hoắc hương 120g, hương phụ 100g, lá sung 120g, nam mộc hương 120g, ngũ gia bì 80g, lá gắm 80g, long đởm thảo 40g, bách thảo sương 40g, hạt cau 40g, thương truật 40g, can khương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, hoàn viên. Mỗi lần uống 3-5g. Dùng nước sắc gừng và hành để chiêu thuốc trị sốt rét cơn, cảm nóng lạnh. Hòa thuốc với nước cơm hoặc nước ấm trị đau bụng, tiêu chảy cấp ( Hải thượng Lãn Ông) .
-Trị ho, hàn thấp trở trệ bên trong, vị khí mất chức năng giáng xuống, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa: hoắc hương diệp 12 g, bán hạ (chế) 12 g, đinh hương 2 g, trần bì 12 g, sắc uống.
Lời kết
Có thể nói rằng, hoắc hương là vị thuốc gần gũi và được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích.