Những điều cần biết để phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ

Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc bệnh cao. Đây là bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ nhỏ thậm chí là bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện điều trị sớm. Mỗi năm bệnh thường xuất hiện nhiều vào tháng 3 – 5 hoặc tháng 8 – 9. Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh cha mẹ cần chủ động trang bị kiến thức cần thiết. Qua đó có thể chủ động phát hiện sớm cũng như phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ được tốt nhất.

Bệnh chân tay miệng là gì?

bệnh chân tay miệng là gì
Bệnh chân tay miệng thường gặp nhiều hơn ở trẻ dưới 5 tuổi

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), số ca mắc tay chân miệng đang tăng rất mạnh. Trong đó 21/24 quận huyện ở thành phố tăng ở mức báo động. Nếu so với tháng 3 năm 2020 thì số trường hợp mắc tay chân miệng trong năm nay đã tăng gấp 2,5 lần. Tay chân miệng là bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, nếu không chủ động phòng bệnh rất có thể sẽ bùng phát thành dịch nên cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Chân tay miệng là bệnh gì?

Đây là một dạng bệnh truyền nhiễm thường gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh do virus gây nên và thường gặp nhất là Coxackie A16 và Entero – virus type 71 gây nên.

Tay chân miệng có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao nhất. Thời gian ủ bệnh của tay chân miệng là từ 3-5 ngày. Ngoài việc dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng, không có phương pháp điều trị hoặc vắc xin đặc hiệu nào có thể điều trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ.

Dù tay chân miệng có thể tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng nếu không biết cách chăm sóc, trẻ bị tay chân miệng vẫn có thể “đối mặt” với nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng não, tim, phổi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng thần kinh ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng khi trẻ bị chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn. Bệnh có thời gian ủ bệnh là khoảng 3 – 6 ngày sau đó:

Giai đoạn khởi phát xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, đau họng, chảy nước bọt nhiều. Trẻ biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày và có tổn thương đau rát ở răng và miệng.

Đến giai đoạn toàn phát thì trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Trẻ bị loét ở miệng, xuất hiện mụn lở, rộp da ở mông. Nghiêm trọng nhất là có dấu hiệu rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

Ngoài ra tùy thuộc từng cơ địa mà trẻ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: Có bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.

Các con đường lây bệnh chân tay miệng

Để chủ động phòng tránh bệnh chân tay miệng thì cha mẹ cần nắm chắc các con đường lây bệnh như dưới đây:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dịch từ mụn nước của người đang bị bệnh.
  • Bệnh lây qua tiếp xúc qua không khí khi người đang bị bệnh hắt hơi, ho.
  • Bệnh lây khi chạm vào bề mặt có chứa virus.

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng cho trẻ

Rửa tay sạch sẽ giúp phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ
Phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ cần vệ sinh sạch sẽ

Để phòng tránh bệnh chân tay miệng cho trẻ được tốt nhất cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Luôn nhớ cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh. Cha mẹ hoặc bất kỳ ai khi chăm sóc trẻ cũng cần thực hiện tốt quy tắc này.
  • Khi trẻ cảm thấy không khỏe hãy cho trẻ ở nhà, nếu ra ngoài hãy cho trẻ đeo khẩu trang.
  • Không dùng chung đồ dung cá nhân của trẻ với người khác, với trẻ khác.
  • Cố gắng không để trẻ cho tay vào mắt, miệng.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh.
  • Khi chăm sóc trẻ hay chú ý khử trùng những vật dụng, bề mặt mà trẻ hay tiếp xúc.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Trên đây là thông tin về bệnh cũng như cách phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ. Hy vọng đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích để cha mẹ có thể chăm sóc con em mình được tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!