“Thực ra bạn làm được nhiều tiền hay ít tiền không quan trọng. Quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu trong số tiền đó và làm cách nào để cho số tiền đó sinh sôi và nảy nở nhiều hơn”. Bạn có biết chính yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc chi tiêu tiền bạc của bạn, điển hình như có rất nhiều người mua sắm theo cảm xúc, bạn mua vì thích, vì buồn, vì vui. Bạn thường có tâm lý chi tiêu thật mạnh vào môt việc gì đó rồi tự an ủi bản thân rằng, đó là việc trong đại duy nhất một lần trong đời, hay đồ tốt nên nó mới đắt tiền, … Dưới đây là 8 quan niệm sai lầm của giới trẻ khiến bạn khó khăn về tài chính.
Những câu nói như: “Đám cưới chỉ có một lần trong đời”, “Hàng đắt tiền là hàng tốt”, “Chúng ta chỉ sống một lần”… sẽ khiến bạn chi tiêu tiền một cách hoang phí.
Tôi có quyền sử dụng tiền để đối xử tốt với bản thân
Đôi khi mua sắm quần áo, giày dép… chúng ta tự an ủi mình bằng cách nói: “Tôi làm vậy để đối xử tốt với bản thân”. Tuy nhiên việc chi tiêu này chỉ hợp lý khi chúng ta có tài chính ổn định.


Tất nhiên, bạn có thể làm những điều khiến bản thân hạnh phúc hơn nhưng phải suy nghĩ xem liệu khoản chi tiêu lớn đó có mang lại hạnh phúc hay không. Hơn nữa, nó có thể gây ra một loạt các vấn đề khác như tăng các khoản thanh toán hàng tháng và thêm mối lo lắng về việc thiếu hụt chi tiêu về sau.
Trong đời chỉ cưới một lần
Quan niệm “Đám cưới chỉ có một lần trong đời” khiến mọi người sẵn sàng vay tiền cho dịp này. Nhưng bạn nên hiểu rằng đám cưới không phải là dịp sẽ mang lại cho bạn nhiều tiền hơn. Khoản vay sẽ ở lại với bạn và bạn sẽ bắt đầu cuộc sống của mình với những món nợ không cần thiết. Hơn nữa, bất đồng về tiền bạc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc cãi vã giữa các cặp vợ chồng.
Chúng ta chỉ sống một lần trong đời
Những từ này thường được mọi người nói trước khi họ chi tiêu toàn bộ tiền lương. Nhưng chúng ta không biết điều gì đang chờ đợi mình ở phía trước. Nên bạn phải chi tiêu tiết kiệm để đề phòng các rủi ro.
Bạn nên bắt đầu quan tâm đến tương lai càng sớm càng tốt. Và lập một tài khoản tiết kiệm thay vì tiêu tiền một cách thiếu suy nghĩ.


Mua sắm mạnh tay cho một dịp đặc biệt
Các sự kiện dẫn đến chi tiêu thường diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, bạn sẽ phải phân biệt khi nào các khoản chi là thực sự cần thiết và khi nào bạn nên cắt bỏ chi tiêu.
Bạn nên lập danh sách các việc phải chi tiêu như: Chữa bệnh, ăn uống, hỏng hóc các thiết bị gia dụng quan trọng… Trong tất cả các trường hợp khác, bạn cần nói không với mọi chi tiêu đột xuất. Bởi vì việc mua một đôi giày đắt tiền hoặc một chiếc váy chỉ mặc một lần là lãng phí. Ngay cả khi để bạn dự tiệc cưới người bạn thân.
Tôi kiếm được tiền, nên tôi có quyền chi tiêu
Một sai lầm phổ biến khác là khi có số tiền lớn, bạn tiêu nó một cách dễ dàng mà không cần suy nghĩ. Trong trường hợp này, tốt hơn hết bạn nên suy nghĩ trước về cách chi tiêu một cách hữu ích. Bạn có thể thấy hầu hết những người thừa kế hoặc trúng số. Têu hết tiền rất nhanh và sớm phải quay lại lối sống thiếu thốn như trước đây.
Mua sắm nhiều vào các dịp giảm giá
Chúng ta có xu hướng bảo vệ những lựa chọn của mình. Khi mua một thứ đắt tiền, một người thường cảm thấy có lỗi và tự biện minh với lý do: “Tôi đã mua nó với giá tốt, trong một đợt giảm giá!”.
Khi bạn thấy mình đang ở trong một cửa hàng giảm giá. Điều quan trọng là bạn không nên hòa mình vào cảm giác phấn khích của mọi người. Tốt hơn hết, bạn nên có một danh sách cần mua và không mua thêm các mặt hàng khác trước khi đi chợ, siêu thị…


Đồ tốt nên giá sẽ cao
Đôi khi chúng ta chi một số tiền lớn để theo đuổi xu hướng. Ví dụ, khi bạn quyết định thay thế các thiết bị của mình. Bạn chọn những thứ đắt tiền nhất khi chỉ nhìn vào tên thương hiệu được quảng cáo rộng rãi và vô số phụ kiện đi kèm.
Sau một thời gian, bạn phát hiện rằng đã thực sự trả quá nhiều tiền cho các phụ kiện đi kèm. Nhưng chưa bao giờ thực sự sử dụng.
Chi tiêu bù cho cả tháng trước
Thật tốt khi một người có thể tiết kiệm chi phí đi lại và không lãng phí tiền vào nhà hàng, mua sắm.
Nhưng đó không phải là lý do để bạn tự thưởng cho mình. Bởi nếu không kiểm soát được chi tiêu. Bạn rất dễ tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính.
Chi tiêu tiết kiệm luôn phải được thiết lập và thực hiện một cách lâu dài, bền bỉ mới thực sự hiệu quả.
Về cơ bản, bất cứ điều gì cám dỗ bạn. Khiến bạn phải chi một khoản tiền lớn, với tần suất lặp lại cao. Thì bạn phải nhanh chóng kiểm soát, hạn chế trừ phi chúng thật sự cần thiết.
Hãy lên danh sách cụ thể cho những sinh hoạt phí cơ bản. Liệt kê các khoản chi không cần thiết và tập trung ý chí để từ bỏ 8 sai lầm về tài chính nói trên. Bạn càng từ bỏ những sai lầm này càng sớm thì tương lai tài chính của bạn càng tươi sáng. Hãy cố gắng lên nào!