Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh lý này có thể gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đây là nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây tử vong nếu như cha mẹ có xử trí sai cách. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy cấp cha mẹ nên làm gì? Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ như thế nào? Bài viết sau chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ bị tiêu chảy cấp


Khi trẻ bị tiêu chảy, bụng sẽ ậm ạch, ăn không ngon, nhưng không nên cho trẻ ăn giảm đi. Cần tiếp tục cho ăn để phòng suy dinh dưỡng và nhanh chóng đổi mới các tế bào niêm mạc ruột. Nó giúp sự phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương. Tiếp tục duy trì sữa mẹ hay sữa công thức.
Tùy theo độ tuổi mà cho trẻ ăn lượng phù hơp, chế biến các món ăn hợp khẩu vị đối với trẻ. Tuy nhiên, đảm bảo nguyên tắc tăng cường nước 100 – 150ml/kg/ngày.
Tăng đậm độ năng lượng từ thấp đến cao. Thấp trong những ngày đầu và tăng dần đạt tới nhu cầu trong những ngày tiếp theo. Cần đảm bảo đủ nhu cầu và dùng dầu thực vật. Nhưng bạn cần giảm chất xơ, giảm đường đơn trong những ngày đầu. Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất khoáng. Chẳng hạn chuối nhiều kali, thịt gà nhiều kẽm, cà rốt, bí đỏ nhiều vitamin A.
Với những trẻ tiêu chảy liên tiếp và kéo dài thì dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết. Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, khả năng hấp thu thức ăn giảm là do niêm mạc ruột bị tổn thương. Tùy vào nguyên nhân gây tiêu chảy mà ta chọn chế độ ăn phù hợp với trẻ.
Cần giảm tạm thời lượng sữa động vật và giảm lượng đường lactose và sucrose trong khẩu phần ăn. Lactose giảm còn 2-3g/kg/ngày (khoảng 30-50ml sữa/kg/ngày). Ngoài ra, cần lưu ý cung cấp đủ năng lượng. Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Giai đoạn phục hồi cần tăng cường các chất dinh dưỡng. Chú ý giảm carbohydrates và đường.
Những điều bạn cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp


Trên thực tế khi trẻ bị tiêu chảy, lúc cho trẻ ăn, nhiều bậc cha mẹ đã mắc phải sai lầm. Chẳng hạn như: kiêng khem quá mức khiến trẻ càng thiếu vi chất và các vitamin. Ngược lại, nhiều mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, nuông chiều trẻ vì cho rằng trẻ ăn được gì thì cứ cho… Chính điều này dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻ thêm trầm trọng.
Vậy cho trẻ ăn như thế nào khi bị tiêu chảy, lựa chọn thực phẩm nào, cần hạn chế gì là vô cùng quan trọng đối với trẻ.
Những thực phẩm nên dùng cho trẻ tiêu chảy
- Gạo: Có ít chất xơ nên dễ tiêu hóa và hấp thu ( nên nấu cháo )
- Thịt gà: Là nguồn dinh dưỡng rất tốt cung cấp protein và các dưỡng chất quan trọng khác.
- Chuối: Dễ tiêu hóa và hấp thu. Hàm lượng vitamin K cao, giúp cho việc bổ sung vitamin K bị mất đi khi bị tiêu chảy. Chuối cũng giàu pectin và inulin là chất xơ hòa tan. Chuối rất tốt cho việc hấp thu dịch trong lòng ruột.
- Táo: Giàu pectin, nên đun chín sẽ dễ hấp thu hơn.
- Sữa chua: Sữa chua giàu probiotic giúp cho sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.
Thực phẩm không nên dùng cho trẻ tiêu chảy
- Đồ ăn nhanh
- Sản phẩm từ sữa
- Sản phẩm có nhiều đường đơn: nước ngọt, kẹo, bánh.
- Các thực phẩm sinh hơi: đậu đỗ, cải bắp, súp lơ, hành, cải xanh.
- Thức ăn nhiều chất béo.
Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ
Tiêu chảy cấp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Để chủ động phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau.
Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ
Hãy thường xuyên nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng nhất là trước khi ăn sau khi vệ sinh. Mỗi gia đình cần có nhà vệ sạch sẽ, không đi cầu bừa bãi. Có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, nhà cửa sạch sẽ. Không đi vào nơi đang có dịch bệnh.
Luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Luôn thực hiện ăn chín, uống sôi, không cho trẻ uống nước lã. Không ăn thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đồ ăn còn sống như tiết canh, gỏi cá, nem chua… Cha mẹ cần mua thực phẩm có nguồn gốc, có xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không dùng thức ăn đã quá hạn sử dụng.
Thức ăn đã nấu chín hoặc đồ ăn để sang bữa sau cần được bảo quản tốt. Hãy đậy lồng bàn và để nơi thoáng mát nếu để trong thời gian ngắn. Nếu để lâu cần bảo quản thức ăn trong ngăn mát tủ lạnh. Cha mẹ cần lưu ý rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo vệ sinh.
Chú ý đến nguồn nước sử dụng
Nguồn nước mà gia đình sử dụng cần được bảo vệ sạch sẽ. Nguồn nước phải có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn chảy vào. Không đổ chất bẩn như nước giặt rửa, chất thải cạnh nguồn nước.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh tiêu chảy cấp. Hy vọng đã giúp các bậc làm cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh cũng như biết chủ động phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ được tốt hơn.