Thương nhĩ tử – dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc

Được biết, trong đông y, thương nhĩ tử là một dược liệu quen thuộc được dùng nhiều trong các bài thuốc nam lẫn thuốc bắc để điều trị các bệnh như đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi, đau nhức xương khớp, bệnh bướu cổ… Đặc biệt, vị thuốc này được dùng phổ biến để điều trị viêm xoang nữa đấy. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số bài thuốc từ thương nhĩ tử vừa an toàn khi sử dụng vừa đem đến hiệu quả cao không tưởng, cùng khám phá ngay bây giờ nhé.

Đôi nét về thương nhĩ

Đặc điểm

Thương nhĩ có tên khoa học là Xanthium strumarium L
Thương nhĩ có tên khoa học là Xanthium strumarium L

Thương nhĩ, tên thường gọi: Thương nhĩ tật lê, thương nhĩ tử, thương khỏa tử… Tên gọi khoa học: Xanthium strumarium L, tên khác: Ké đầu ngựa. Có thể dùng quả, lá và thân cây thương nhĩ làm dược liệu trị bệnh. Lá và thân cây thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc sấy khô. Quả (thương nhĩ tử) được thu hoạch lúc chín, thường là vào tháng 8 – 9 hàng năm, cắt hoặc đốt cho sạch gai, phơi khô làm thuốc.

Phân bố

Cây thương nhĩ là một cây nhỏ, cao độ 2m, thân có khía răng. Lá cây mọc so le. Phiến lá hình 3 cạnh, mép có răng cưa có chỗ khía hơi sâu thành 3-5 thùy, có lông ngắn cứng. Cụm hoa hình đầu có loại lưỡng tính ở phía trên, có loại chỉ gồm có hai hoa cái nằm trong hai lá bắc dày và có gai. Quả là quả giả hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật.

Loại cây này được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, bao gồm Nga, Iran, Ấn Độ, Triều Tiên và Nhật Bản. Nó thường mọc ở đồng bằng, đồi, núi và các bãi hoang ven đường. Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Thu hoach vào mùa thu, khi quả già chín, lúc trời khô ráo, hái lấy quả, loại bỏ tạp chất và cuống lá, phơi hoặc sấy nhẹ ở 40 °C đến 45 °C cho đến khô.

Tác dụng chữa bệnh

Theo y học cổ tuyền thương nhĩ vị ngọt nhạt, hơi đắng đắng, đi vào kinh phế (phổi). Sách Thánh tễ tổng lục ghi: Thương nhĩ 3 lạng, sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 tiền khi bụng đói để chữa chứng ôn dịch (bệnh truyền nhiễm cấp tính) và bệnh thời khí (bệnh phát sinh theo thời tiết khí hậu).

Theo nghiên cứu của y học hiện đại thương nhĩ có có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể (ức chế quá trình hình thành viêm và loại bỏ các vi khuẩn gây viêm), giảm đau, giảm ho, ức chế miễn dịch, chống ôxy hoá, hạ huyết áp và đường huyết, hưng phấn hô hấp, hệ thần kinh trung ương, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, nâng cao thể trạng và chống ung thư…

Các dạng bào chế của thương khỏa tử

Cao thương khỏa tử

Toàn cây khô, thái nhỏ đem nấu với 1 lượt nước cho cô đặc thành cao lỏng. Để nguội, cho vào chai thủy tinh bảo quản dùng dần. Uống với nước ấm. Liều dùng 6-8g cao mềm/ngày. Dùng liên tục trong 20-30 ngày.

Hoàn thương khỏa tử

Thương nhĩ tử có nhiều công dụng tuyệt vời
Thương nhĩ tử có nhiều công dụng tuyệt vời

Dùng toàn cây trừ rễ, cắt khúc ngắn, rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi đổ ngập nước, sắc trong khoảng 60 phút. Gạn nước ra, tiếp tục đổ nước vào nấu thêm lần 2. Trộn chung nước sắc ở cả hai lần với nhau nấu trên lửa nhỏ cho cô đặc thành cao lỏng. Thêm bột trộn đều, hoàn viên. Liều dùng ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-20g. Công dụng giải cảm, trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp tính mạn tính, mất khả năng ngửi, sốt, sốt rét, đau đầu, đắng miệng, hoa mắt, khô họng, ít ngủ, tâm phiền nhiệt.

Một số bài thuốc từ thương nhĩ

-Trị viêm mũi xoang: Thương nhĩ tử 8g, tân di hoa 15g, bạch chỉ 30g, bạc hà 3g. Các vị thuốc tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g. Có thể dùng nước sắc lá chè và hành để chiêu thuốc.

-Trị viêm đường tiết niệu: Thương nhĩ tử 15g, nhẫn đông hoa 15g, bòng bong 20g, xa tiền 20g. Sắc uống ngày một thang. Uống liền 5-7 ngày.

-Trị chứng mẩn ngứa, nổi mề đay: Thương nhĩ tử 15g, sinh địa 30g, bạc hà 12g. Sắc uống

-Trị đau răng: Thương nhĩ tử sắc lấy nước đặc xúc miệng. Áp dụng liên tục nhiều lần trong ngày.

Tóm lại, đây là vị thuốc có công dụng trị đau khớp, chân tay tê dại co rút, mụn nhọt, mẩn ngứa, đặc biệt là trị viêm mũi, viêm xoang. Bài thuốc nổi tiếng nhất là thương nhĩ tử tán, trị các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính,… Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng chúng để chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!